Bồ công anh hay rau mũi cày, Thái Lan gọi là Phak – mak – choi, tên khoa học Lactuca indica, thuộc họ cúc Asteraceae. Ngoài việc được xem như một loại rau ở một số quốc gia, còn được xem như một thảo dược dân gian. Được sử dụng trong y học cổ truyền với chức năng giải độc, giảm viêm mà dược lý hiện đại tìm thấy các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện thị giác.
Bồ công anhTên tiếng Việt: Bồ công anh, Mũi mác, Rau diếp dại, Rau bồ cóc, Rau bao, Rau mét, Phắc bao, Lin hán (Tày), Lằy mắy kìm (Dao)Tên khoa học: Lactuca indica L.Họ: Asteraceae (Cúc)Công dụng: Bổ, lọc máu, giúp tiêu hoá, tiêu độc, mụn nhọt, áp xe, bắp chuối, rôm xảy, đau vú; còn chữa vết thương nhiễm trùng, đau dạ dày (cả cây sắc uống). |
Sự tích Bồ công anh
Cô con gái trong một gia đình nọ đột nhiên nổi nhọt trên vú khiến cả ngực bị sưng, nóng, đỏ và đau đớn. Cô gái sợ hãi nhưng không biết nói cùng ai nên âm thầm chịu đựng. Nhưng cuối cùng vẫn bị dì ghẻ phát hiện, mắng và đuổi cô ra khỏi nhà. Cô gái tủi thân, vào nửa đêm chạy trốn đến bờ sông tự vẫn.
Duyên tương ngộ
May thay, bên bờ sông có ông lão đánh cá họ Bồ và con gái Anh Tử của mình đan lưới dưới ánh trăng. Thấy người tự vẫn nên Anh Tử cứu được cô gái. Một lúc sau mới biết vì bệnh trạng của cô, nên Anh Tử tâm sự với cha mình. Ngư lão suy nghĩ một lúc rồi nói: “Ngày mai con hãy hái cho cô ấy một ít thuốc”. Vài tuần sau, bệnh của cô gái được chữa khỏi.
Kết cục
Người cha đi làm về và biết rằng con gái mình đã đi mất rất hối hận và lo lắng. Bèn cử người đi tìm khắp nơi, thời gian sau tìm được chiếc thuyền của cha con ngư lão. Cô gái cảm ơn và tạm biệt cha con ngư lão để về nhà. Vì chỉ biết ngư lão họ Bồ nên tôn xưng là Bồ Công và người con cứu cô tên là Anh Tử. Tưởng nhớ hai cha con ngư lão nên mới đặt tên cho cây thuốc đó là Bồ Công Anh. Kể từ đó, Bồ công anh lưu truyền dùng chữa sưng vú.
Tên bồ công anh được dùng để chỉ ít nhất 2 cây khác nhau đều có mọc ở nước ta, cần chú ý tránh nhầm lẫn:
- Cây bồ công anh Việt Nam Lactuca indica L. Họ Cúc (Asteraceae). Chữ “Việt Nam’’là chúng tôi mới thêm để tránh nhầm lẫn. Cây này được dùng phổ biến, nhất là tại phía Bắc và phía bắc Trung Bộ.
- Cây bồ công anh Trung Quốc Taraxacum officinale Wigg, cũng họ Cúc (Asteraceae). Chữ “Trung Quốc” chúng tôi cũng mới thêm vào để chi rõ rằng tên bồ công anh ghi trong các sách trung quốc là cây này.
CÂY BỒ CÔNG ANH VIỆT NAM
- (Còn gọi là bồ công anh, rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày).
- Tên khoa học Lactuca indica L.
- Thuộc họ Cúc Asteraceae
Mô tả cây
- Bồ công anh là một cây nhỏ, cao 0,6m đến lm, có thể cao tới 3m. Thân mọc thẳng, nhãn, không cành hoặc rất ít cành.
- Lá có nhiều hình dạng; lá phía dưới dài 30cm, rộng 5cm gần như không cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa thưa, lá phía trên ngắn hơn, nguyên chứ không chia thùy, mép có răng cưa thưa. Bấm lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng.
- Cụm hoa hình đầu, màu vàng, có loại tím. Có người gọi cây hoa vàng là Hoàng hoa địa đinh và loại hoa tím là Tử hoa địa đinh (tử là màu tím). Cả hai loại đều được dùng làm thuốc.
Phân bố, thu hái và chế biến
- Bồ công anh mọc hoang tại nhiều tinh miền bắc nước ta, ít thấy trồng. Việc trồng rất dễ dàng bằng hạt. Mùa trồng vào các tháng 3 – 4 hoặc 9 – 10. Có thể trồng bằng mẩu gốc, sau 4 tháng có thể bắt đẩu thu hoạch.
- Thường nhân dân ta dùng lá, lá hái về dùng tuơi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Thường hay dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt
- Một số người hái cả cây, cả rễ cắt nhỏ phơi khô để dùng.
Thành phần hóa học
- Chưa thấy tài liệu nghiên cứu về cây Lactuca indica L. của ta, theo những tài liệu nước ngoài, tại một số nước người ta có sử dụng và nghiên cứu một số loài Lactuca khác như Lactuca virosa, Lactuca sativa L. (rau diếp của ta ăn) thấy trong có latuxerin là một ete axetic của hai thứ rượu nhị no lactuxerola α,β ngoài ra còn 3 chất đắng có tên axit lacturic, lactucopicrin và lactuxin. Lactucopicnn là este p. hydroxy phenylacetic của lactuxin.
Tác dụng dược lý
- Theo sự nghiên cứu của nước ngoài, những loại Lactuca nói trên không có độc, có tính chất gây ngủ nhẹ. Nhưng tại những nước này người ta không dùng lá như ở ta, mà dùng chất nhựa mủ phơi khô đen tại như nhựa thuốc phiện để dùng làm thuốc chữa ho trẻ con và dùng chữa cho trẻ con mất ngủ.
- Cây Lactuca incdica L. của ta chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Công dụng và liều dùng
- Bồ công anh Việt Nam là một vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân để chữa bệnh sung vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mù, hay bị mụn nhọt, đinh râu.
- Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
- Liều dùng hàng ngày: 20 đến 40g lá tươi hoặc 10 đến 15g lá khô hay cành và lá khô. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác, thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho để uống. Còn dùng giã nát đắp ngoài không kể liều luợng.
Đơn thuốc trong nhân dân có vị bồ công anh
- Chữa sưng vú, tắc tia sữa: Hái 20 đến 40g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước uống, bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2-3 lần là đỡ (kinh nghiệm dân gian).
- Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: Lá bồ công anh khô 10 đến 15g; nước 600ml (3 bát), sắc còn 200ml ( 1bát) (có thể đun sôi kỹ và giữ sôi trong vòng 15 phút). Uống liên tục trong 3-5 ngày, có thể kéo dài hơn
- Đơn thuốc chữa đau dạ dày: Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g. Thêm 300ml nước, sắc đun sôi trong vòng 15 phút, thêm ít đường vào mà uống (chia 3 lần uống uống ngày). Uống liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi.
CÂY BỒ CÔNG ANH TRUNG QUỐC
Còn gọi Là hoàng hoa địa đính, nãi chấp thảo. Tên khoa học Taraxacum offĩcinale Wigg. Thuộc họ Cúc Asteraceae. Cây này ít thấy dùng ở Việt Nam. Nhưng lại rất phổ biến và được dùng tại các nước, ở Trung Quốc, dùng với tên bồ công anh hoặc là toàn cây cả rễ, hoặc là rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô của nhiều loài bồ công anh như Taraxacum mongolicum Hand-Mazz.. Taraxacum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et H. Koidz. hoặc một số loài khác giống, cùng họ.
Mô tả cây
- Cây cỏ sống dai, có rễ trụ. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá cắt thành nhiều thùy nhỏ như răng nhọn, mềm trông giống như hàm răng sư tử do đó có tên dens leonis (có nghĩa là răng con sư tử), từ giữa vòng lá mọc lên cuống cụm hoa màu vàng, khi già ra quả có lông màu trắng xếp thành hình cầu.
- Căn cứ vào màu sắc hoa, dáng lá, hình quả người ta chia ra nhiều loại khác nhau.
Phân bố, thu hái và chế biến
- Cây này mọc hoang tại những vùng núi cao ờ nước ta như Tam Đảo, Sapa. Đà Lạt không rõ mọc tự nhiên hay do Pháp trước kia đưa giống vào trồng để lấy lá ăn làm rau xà lách rồi còn sót giống lại. Tại Hà Nội trước đây cung thấy có trồng và lấy lá bán cho người Pháp, nhưng từ cách mạng tháng tám 1945 hầu như không thấy trồng. Gần đây chúng tôi lấy giống ở Tam Đảo và Sapa về trồng lại nhưng chưa phổ biến. Cây mọc ở đồng bằng cũng như miền núi rất tốt, có ra hoa kết quả.
- Được trồng tại Châu Âu (làm thuốc và lấy lá làm rau ăn) tại Trung Quốc mọc hoang, không ai trồng, chỉ dùng với tính chất tự cung tự cấp.
- Riêng Pháp hàng năm tiêu thụ và xuất hàng chục tấn rễ khô, lá cũng dược dùng nấu cao có vị đắng dung làm thuốc. Rễ hái vào giữa mùa hè là thời kỳ có nhiều vị đắng nhất, người ta cho tác dụng cùa rễ và cây là ở chất đắng này. Nếu hái vào thu đông vị đắng kém và rễ chứa nhiều inulin ít tác dụng.
- Rễ hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
- Có thể hái toàn cây cả rễ phơi khô mà dùng.
Thành phần hóa học
- Theo Wehmer (1931) trong toàn cây bồ công anh Taraxacum officinale Wigg. có chứa inozitola 0.5% asparagin, đường khử, chất nhựa, chất đắng. saponozit, men tyrosinaza. Trong hoa có xanthophyl, trong rễ có inulin (tới 40% đối với rễ khô), saccarola, glucoza, chất đắng có tinh thể gọi là taraxaxin inozitola, lactal canxi, môt ít tinh dầu, chất nhựa, một chất đắng chưa xác định, Cụ thể là hỗn hợp taraxaxin và taraxaxerin. Trong nhũ dịch có chất đắng taraxerola, chất prôtit và cao su, đường khử.
- Trong lá có luteolin 7 glucozit và apigenin 7 glucozit hay cosmoziozit. Ngoài ra rất nhiều vitamin B và C.
Công dụng và liều dùng
- Các nước Châu Âu dùng rễ bồ công anh làm vị thuốc bổ đắng, tẩy máu, lọc máu; lá ăn như rau xà lách và làm thuốc cùng một công dụng như rễ.
- Sách Trung Quốc cổ coi bồ công anh có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào hai kinh tỳ và vị có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết tán kết, thông sữa, lợi tiểu tiện dùng trong các bệnh sưng vú, mụn nhọt, tiểu tiện khó khăn, ít sữa. Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc
- Nên chú ý nghiên cứu sử dụng những loài này hầu như chưa được dùng ở nước ta.