bg-news
bg-news2

Hoàng Bá những điều thú vị xoay quanh vị thuốc vương giả

Hoàng Bá (Bách) hay quan Hoàng Bách được xem là một trong 50 loại thảo dược cơ bản trong y học cổ truyền. Theo truyền thống, vị thuốc có tác dụng điều trị như viêm màng não, xơ gan, kiết lỵ, viêm phổi, lao, vv. Ngày nay, oàng bá có tác dụng điều trị toàn diện bao gồm miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, hạ huyết áp, chống loạn nhịp, chống oxy hóa, chống loét và thuốc hạ sốt. Một trong những chất quan trọng là các ancaloit có chứa berberine và jatrorrhizine. Cả hai hợp chất đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại nhiễm trùng và một số bệnh thần kinh.

 

hoang-ba-duoc-lieu-tue-linh-3

Hoàng bá

Tên tiếng Việt: Hoàng bá, Hoàng nghiệt

Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr.

Họ: Rutaceae (Cam)

Công dụng: Chữa kiết lỵ, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương, ra mồ hôi chậm, di tinh, khí hư, ung nhọt, sưng đau, đau mắt, viêm tai, rối loạn tiêu hóa

 

1. Mô tả cây 

Hoàng bá là một cây cao to, có thể cao tới 2-25m, đường kính thân có thể đạt tới 70cm. Vỏ thân dầy phân thành 2 tầng rõ rệt. tầng ngoài màu xám, tầng trong màu vàng. Lá mọc đối, kép gồm 5-13 lá chét nhỏ hình trứng dài, ép nguyên. Hoa tím đen, trong chứa 2-5 hạt. Ra hoa mùa hạ ngoài cây hoàng bá kể trên, tại Trung quốc người ta còn khai thác vỏ cây xuyên hoàng bá Phellodendron amurense Rupr var sachalinense Fr. Schmidt (có tác giả xác định Phellodendron sonensis Schneider), cây nhỏ và thấp hơn, 7-15 lá chét, quả hình trứng, còn quả cây hoàng bá nói trên hình cầu.

2. Phân bố, thu hái và chế biến 

  • Vị hoàng bá thật hiện còn phải nhập. Tại Trung Quốc, hoàng bá mọc ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu. Tại nước Nga, hoàng bá mọc nhiều ở vùng Xiberi.
  • Mấy năm gần đây chúng ta đã xin được hạt và bát đầu trồng thí nghiệm. Sơ bộ thấy cây mọc khỏe, tốt nhưng chưa đưa ra trồng quy mô lớn.
  • Vỏ thân thường hái vào mùa hạ, cạo sạch vỏ ngoài, chỉ còn lớp trong dày chừng 1cm, sau đó cắt thành từng miếng dài 9cm, rộng 6cm, phơi khô. Loại tốt có màu vàng tươi rất đẹp, vị rất đắng.

3. Thành phần hóa học 

  • Trong hoàng bá có chừng 1,5% becberin C20H19O5N, một ít panmatin C21H23O5N.
  • Ngoài ra trong hoàng bá còn có những chất có tinh thể, không chứa nitơ như obakunon C26H30O7 và obakulacton C26H30O8, chất béo, hợp chất sterolic.
  • Phản ứng hóa học thử hoàng bá: lấy chừng 0,2g bột, them 2ml axit axetic, đun sôi nhẹ, ọc. Phần lọc thêm dung dịch iot sẽ cho kết tủa màu vàng (becberin iodua).
  • Phản ứng Liebecman xác định sự có mặt hợp chất strolic.
  • Bột hay mảnh vỏ soi ánh ngoại tím cho huỳnh quang màu vàng tươi.

4. Tác dụng dược lý 

Nhiều thí nghiện chứng minh tác dụng kháng sinh của hoàng bá, dịch chiết bằng cồn ức chế các vi trùng Staphyllococcus, lỵ, thổ tả, Salmonella (Thực vật học báo 1954, 3(2): 121131, Giang tây Trung y báo 1956 2: 54-58)

5. Vị thuốc hoàng bá

5. Vị thuốc hoàng bá 1

Hình ảnh vị thuốc hoàng bá

Tính vị: Vị đắng, tính hàn

Quy kinh: Vào kinh Thận và Bàng Quang

Tác dụng:

  • An Tâm, trừ lao (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
  • Thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, giải độc (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Tả hỏa ở thận kinh, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị: Trị nhiệt lỵ, tiêu chảy, tiêu khát, hoàng đản, mộng tinh, Di tinh, tiểu ra máu, xích bạch đới hạ, cốt chưng, lao nhiệt, mắt đỏ, mắt sưng đau, lưỡi lở loét, mụn nhọt độc (Trung Dược Đại Từ Điển).

Cách dùng:

Rửa sạch ủ mềm, thái mỏng phơi khô (dùng sống), tẩm rượu sao vàng, hoặc sao cháy hay sao với nước muối, hoặc tán bột đắp bên ngoài.

  • Dùng sống: Trị nhiệt lỵ, đi tả, lâm lậu, hoàng đản, xích bạch đới.
  • Tẩm rượu sao: Trị mắt đau, miệng lở loét.
  • Sao cháy: Lương huyết, chỉ huyết.
  • Sao nước muối: Vào kinh Thận.

6. Liều dùng

  • Ngày dùng 6 – 16g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Tùy trường hợp, dùng sống, sao cháy hoặc tẩm rượu sao. Thường dùng Hoàng bá phối hợp với các vị thuốc khác. Còn dùng Berberin chiết xuất tinh khiết.
  • Dùng ngoài để rửa mắt, đắp chữa mụn nhọt, vết thương.

Kiêng kỵ:

  • Tỳ vị tiêu hóa không tốt, tiêu chảy do hư hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bài thuốc có vị hoàng bá

Trị trẻ nhỏ lưỡi sưng: Hoàng bá, gĩa nát, trộn với Khổ trúc lịch, chấm trên lưỡi (Thiên Kim phương).

Trị họng sưng đột ngột, ăn uống không thông: Hoàng bá tán bột trộn giấm đắp lên nơi sưng (Trửu Hậu phương).

Trị trúng độc do ăn thịt súc vật chết: Hoàng bá, tán bột,uống 12g. Nếu chưa đỡ uống tiếp (Trửu Hậu phương).

Trị sốt nóng, người gầy yếu, đau mắt, nhức đầu, ù tai, đau răng, chảy máu cam, thổ huyết: Hoàng bá 40g, Thục địa 320g, Sơn thù 160g, Sơn dược 160g, Phục linh 120g,Đơn bì 120g, Trạch tả 120g, Tri mẫu 40g (Tri Bá Bát Vị Hoàn – Ngoại Đài Bí Yếu)

Trị phế ủng tắc, trong mũi có nhọt: Hoàng nghiệt, Binh lang. Lượng bằng nhau, tán bột. Trộn với mỡ heo, bôi (Thánh Huệ phương).

Trị nôn ra máu: Hoàng bá ngâm với mật, sao khô, gĩa nát. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Mạch đông thì có hiệu quả (Kinh Nghiệm phương).

Trị ung thư, phát bối, tuyến vú mới sưng hơi ẩm đỏ: Hoàng bá tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà bôi vào (Mai Sư phương).

Trị nhiệt quá sinh ra thổ huyết: Hoàng bá 80g, sao với mật, tán bột. Mỗilần uống 8g với nước gạo nếp (Giản Yếu Tế Chúng phương).

Trị nhiệt bệnh do thương hàn làm lở miệng: Hoàng bá ngâm mật Ong một đêm, nếu người bệnh chỉ muốn uống nước lạnh thì ngậm nước cốt ấy thật lâu, nếu nôn ra thì ngậm tiếp, nếu có nóng trong ngực, có lở loét thì uống 5,3 hớp cũng tốt (Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận).

Trị cam miệng lở, miệng hôi: Hoàng bá 20g, Đồng lục 8g, tán bột, xức vào, đừng nuốt (Lục Vân Tán – Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận).

Trị xích bạch trọc dâm của phụ nữ, mộng tinh, Di tinh của nam giới: Hoàng bá sao, Chân cáp phấn, mỗi thứ 1 cân, tán bột, luyện mật làm viên, to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 100 viên với rượu nóng lúc đói. Vị hoàng bá đắng mà giáng hỏa, Cáp phấn mặn mà bổ Thận (Chân Châu Phấn Hoàn – Khiết Cổ Gia Trân).

Trị trẻ nhỏ tiêu chảy: Hoàng bá 125g, Ngũ vị tử 42,5g, Ngũ bội tử 37,5g, Bạch phàn 25g. Tán bột mịn, rây nhỏ, đóng gói, mỗi gói 5g (Dược Liệu Việt Nam).

Trị gan viêm cấp tính, phát sốt, bụng trướng, đau vùng gan, táo bón, nước tiểu đỏ: Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng hay Chút chít, Nọc sởi, mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang (Dược Liệu Việt Nam).

Trị suy nhược tinh thần với các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất ngủ: Hoàng bá 10g, Toan táo nhân 25g, Đương quy, Phục linh, Sinh địa, Câu kỷ tử, Cúc hoa, mỗi vị 20g; Viễn chí, Mạch môn, Bạch truật, Tục tùy tử, mổi vị 15g; Xuyên khung, Nhân sâm, mỗi vị 10g. Sắc, chia làm 2 lần uống trong ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị trẻ nhỏ lỵ do nhiệt, tiêu ra máu:
Hoàng bá 20g, Xích thược16g. tán bột, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Mè. Mỗi lần uống 10-12 viên (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trẻ nhỏ bị bạch lỵ, bụng đầy, bụng đau âm ỉ:
Hoàng bá 40g, Đương quy 40g. tán bột, trộn với Tỏi nướng, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-7 viên (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đới hạ xuống màu vàng, trùng roi âm đạo, âm đạo ngứa:
Hoàng bá 12g, Sơn dược 16g, Bạch quả 12g. Sắc uống (Di Hoàng Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham Khảo:
Lưu ý khi dùng hoàng bá
+ Hoàng bá bẩm thụ được khí chí âm cho nên tính của nó mát mẻ, thanh cao vậy (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Hoàng bá người xưa vẫn dùng chung với Tri mẫuhợp với bài Lục Vị, gọi là Tri Bá Bát Vị Hoàn. Có khi lại dùng Tri mẫu, Hoàng bá, mỗi thứ 40g, tẩm rượu cho thấm rồi bồi khô, tán bột. Lại thêm Quế vào nữa, gọi là Tư Thận Hoàn, có thể giúp cho chân âm, đó cũng chỉ là 1 thuyết vậy thôi, thế mà thiên hạ lấy làm hấp dẫn mà tôn sùng dùng nó rất nhiều (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Hoàng bá tính hàn mà trầm, dùng sống thì tả thực hỏa; Dùng chín không hại dạ dầy; Chế với rượu trị bệnh ở thượng tiêu; Chế với nước trị bệnh ở hạ tiêu; Chế với mật trị bệnh ở trung tiêu (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hoàng bá vị đắng tính lạnh, trầm mà giáng xuống là thuốc dẫn vào kinh túc thiếu âm, túc thái dương, nó làm mát xuống cho hỏa của long lôi, tư nhuận cho sự khô kiệt của thận thủy, sơ thông được chứng bí tiểu tiện, khử sưng húp ở hạ tiêu, hễ mắt đỏ tai ù, lở miệngđái đường,lỵ ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đau lưng mỏi gối, theo ngụ ý của tôi thìHoàng bá chế mạng môn hỏa ở hạ tiêu, hỏa ở trong âm. Tri mẫu tư phế kim ở thượng tiêu, nguồn gốc của việc sinh thủy. Vì rằng cái hỏa tà nó đốt lên được thì làm cho chân âm phải tiêu khô, khi chân âm tiêu khô thì tà hỏa lại càng làm dữ. Lấy cái đắng lạnh của Tri, Bá để ức Nam phò Bắc (chế hỏa bổ thủy), nghĩa là dẹp hỏa xuống để giúp cho thận thủy, cũng ví như là trời khô hạn lâu ngày mà được cơn mưa rào (Bản Thảo Đồ Giải).
+ Hoàng bá tính hàn, thực hiện thời lệnh khắc nghiệt của mùa đông, vì vậy nó vào riêng kinh thiếu âm.Nếu tả tướng hỏa thực, thì bộ xích phải Hồng Đại, ấn vào thấy có lực thì sao đen tạm dùng được. Người xưa cho rằng Hoàng bá không có khả năng ôaâm, vì nhiệt hết thì âm không bị thương mà âm lớn mạnh, thực ra không có gì là bổ lợi cho chứng thực nhiệt mà không lợi cho hư nhiệt. Tại sao các thầy thuốc đời nay không để ý đến hư thực, lại cho rằng Hoàng bá là thuốc chủ yếu để trừ nhiệt, trị lao, không biết rằng tính của Hoàng bá đã âm hàn, có thể làm tổn hai chân khí, sinh ra ăn uống kém. Hỏa chân nguyên ở mệnh môn gặp Hoàng bá thì tiêu mất, chức năng vận hành của Tỳ Vị gặp Hoàng bá thì bị trở ngại. Nguyên khí đã hư lại dùng thuốc đắng lạnh, làm cho việc sinh cơ bị ngăn tuyệt, không có gì hại bằng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Hoàng Bá là vị thuốc cốt yếu của kinh túc Thiếu âm Thận, nhưng nếu nó được Sài hồ dẫn đường thì nó vào được kinh Đởm, nếu được Hoàng liên, Cát căn, Thăng ma dẫn thì nó vào trường vị và kinh túc Thái âm Tỳ ttrị được chứng thấp nhiệt ứ trệ ở hạ tiêu. Nếu được sức giúp của Ngưu tất, Câu kỷ tử, Địa hoàng, Ngũ vị tử, Miết giáp, Thanh hao thì nó có tác dụng ích âm, trừ nhiệt. Nếu được Cam cúc, Câu kỷ tử, Địa hoàng, Tật lê, Nữ trinh giúp sức thì nó có tác dụng ích tinh tủy, minh mục… Hoàng bá mà được Mộc qua, Phục linh, Thương truật, Bạch truật, Thạch hộc, Địa hoàng hỗ trợ thì có tác dụng trị những chứng thấp, mạnh chân; Được Bạch thược, Cam thảo hỗ trợ thì trị được chứng bụng đau do hỏa nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Sách ‘Bản Thảo Diễn Nghĩa’ ghi: Hoàng bá, chỉ dùng nguyên vỏ của nó, tẩm mật nướng, hợp với Thanh đại, mỗi thứ 1 phần. Tán bột. Thêm Long não 4g, nghiền nhuyễn, dùng trị những người tâm tỳ quá nhiệt đến nỗi lưỡi lở loét, miệng lưỡi lở (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều là thuốc đắng lạnh; nhưng Hoàng liên chuyên về thanh tâm hỏa, Hoàng cầm chuyên về thanh phế nhiệt, Hoàng bá lại chuyên về thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
+ Điểm giống nhau giữa Hoàng bá và Hoàng liên là cả hai đều có thể thanh nhiệt, giải độc, kiện Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sách Nội Kinh ghi: “Muốn làm mạnh thận, thì phải dùng thuốc có vị đắng. Làm mạnh tức là bổ. Trong bài ‘Đại Bổ Âm Hoàn’ của Chu Đan Khê, dùng vị Hoàng bá là hợp ý sâu xa trong Nội Kinh” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt hoàng bá
Phân biệt: Hoàng bá dùng làm thuốc ở Trung Quốc có hai loài chính là Xuyên hoàng bá và Quan hoàng bá. Trong Xuyên hoàng bá có 2 loài dưới đây:
1- Cây Hoàng-bá Nga mi (Phellodendron chinensis Schneider var omerense Huang) Điểm khác nhau giữa loài cây này với cây Hoàng bá nói trên là mọc tương đối nhanh, cuống lá đơn và lá kép đều không có lông lá đơn hình tròn trứng, dài, đuôi lá nhọn đầu, hình tiết rộng, lá tương đối mỏng, hai mặt đều không có lông. Hoa tự đều tương đối to. Cọng quả và cành quả nhỏ, quả mọc thưa. ở Nga Mi, Quán Huyện tỉnh Tứ Xuyên gọi nó là cây Hoàng bá.
2- Cây Hoàng bá lá rụng (Phellodendron chinensis F., Gibrnseutum (Schneid) hsias cam. Nov). Chỗ khác nhau giữa nó với cây đã mô tả ở phần mô tả là phiến lá đơn có lông ngắn mềm mọc thưa ở cả hai mặt gân giữa. Phân bố ở Vạn Huyện, Đạt Huyện, Bồi Lăng tỉnh Tứ Xuyên.
3- Cây Quan Hoàng Bá (Phellodendron) Đặc điểm của cây là cao tới 10-20m, cũng có cây tới 27m, đường kính khoảng 1m, lớp bần của vỏ dày, mặt trong của vỏ màu vàng tươi, số lá chét từ5-13, mép có lá hơi gợn sóng hoặc hơi xẻ răng cưa, hai mặt đều có lông nhung.
4- Ở nước ta thường dùng vỏ thân cây Núc Nác có tên khoa học Oroxylum indicum (L) et thuộc họ Bignoniaceae với tên Hoàng bá nam hay Nam Hoàng-bá (Xem thêm: Mộc Hồ Diệp), cần phải phân biệt (Danh Từ Dược Học Đông Y).

Đơn thuốc có hoàng bá 

  • Kiện vị kém tiêu hoá, hoàng đản do viêm ống mật: hoàng bá 12g, chi tử 12g, cam thảo 6g, nước 60ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày
  • Người có thai đi lỵ: hoàng bá tẩm mật so cho cháy, tán nhỏ. Dùng một củ tỏi nướng chín, bóc vỏ giã nát them bột hoàng bá vào viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần mỗi lần 30-40 viên
  • Lở miệng, loét lưỡi: hoàng bá chẻ nhỏ, ngậm. nước có thể nuốt hay nhổ đi.

Chú thích: Trong nhân dân ta thường dùng vỏ cây núc nác với tên hoàng bá hay nam hoàng bá. Hai vị thuốc có thành phần khác hẳn nhau nhưng lại có một số tác dụng giống nhau.

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU VÂN HỒ

  • Địa chỉ : Bản Chiềng Đi 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
  • Hotline : 097 234 6262
  • Email : info@duoclieuvanho.vn
  • Website : www.duoclieuvanho.vn
Liên hệ với chúng tôi