bg-news
bg-news2

Hòe hoa: Vệ sĩ bảo vệ thành mạch

Hòe hoa (Flos Styphnolobii japonici)  là một vị thuốc rất phổ biến trong Y học cổ truyền. Ngày nay, Hòe hoa cũng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hóa dược điều trị bệnh rất hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của loại thảo dược này.

 

hoa-hoe

Hoa hòe

Tên tiếng Việt: Hòe, Lài luồng (Tày), Hòe hoa, Hòe mễ

Tên khoa học: Styphnolobium japonicum (L.) Schott, Syn. Sophora japonica L.J

Tên đồng nghĩa: Sophora japonica L.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Chữa cao huyết áp, phòng ngừa chứng đứt mạch máu não, ho ra máu, đái ra máu, đau mắt; còn chữa chảy máu cam, băng huyết, trĩ chảy máu, xích bạch lỵ (Nụ hoa hoặc quả).

 

1. Mô tả cây

  • Cây hoa hoè là một cây cao to 5-6m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7-17 lá chét.
  • Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng.
  • Quả là một giáp dài hoặc hơi cong. Giữa các hạt quả hơi thắt lại.
  • Mùa hoa các tháng 7, 8, 9

2. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây hoè mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, vì trước đây người ta dùng để uống nước cho mát và dùng để nhuộm màu vàng. Hàng năm khả năng ta có thể thu mua rất nhiều, thừa dùng trong nước. Nhưng gần đây nhu cầu xuất khẩu lớn nên ta đang phát triển trồng. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành. Sau 3- 4 năm bắt đầu thu hoạch.
  • Cây sống lâu, càng những năm sau thu hoạch càng cao. Hoa phải hái lúc còn nụ mới chứa nhiều hoạt chất.
  • Phơi hay sấy khô.

3. Thành phần hoá học

  • Trong hoa hoè có từ 6-30% rutin (rutozit). Rutin là một glucozit, thuỷ phân sẽ cho quexitin hay quexetola C=15=H10O7, glucoza và ramnoza
  • Trong quả cũng có rutin. Rutin là một chất có tin hthể hình tram nhỏ màu vàng hay trắng vàng, tan trong 10.000 phần nước, 650 phần rượu, tan nhiều trong rượu metylic và dung dịch kiềm, không tan trong ete clorofoc và benzene. Khi tan trong dung dịch kiềm, vòng cromon bị phá, dung dịch có màu vàng, nhưng tính chất không ổn định, tiêm axit vào có thể kết tủa
  • Chú thích: Rutin còn có thể chế từ lúa mạch ba gốc hoặc một loài bạch đàn (Eucalytus macrorhyncha) chưa thấy trồng ở nước ta

4. Tác dụng dược lý

  • Rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch.
  • Chữ P là chữ đầu của chữ Permeabilite nghĩa là thấm. ngoài rutin có tính chất vitamin P ra, còn nhiều chất khác có tính chất đó nữa như esculozit, hesperidin (trong vỏ cam)… Rutin có tác dụng chủ yếu là bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mao mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch đễ đứt vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin C mà có, gần đây mới phát hiện sự liên quan đối với vitamin P.

Theo Parrot, cơ chế, tác dụng của vitamin P như sau:

Vitamin P làm giảm sự phá huỷ của adrenalin trong cơ thể. Đồng thời Parrot cũng phát hiện rằng adrenalin cũng có tác dụng tăng sức chiụ đựng của mao mạch, nhưng tác dụng này đối với huyết áp lại không giống, cần tiêm 10-30 phút trước thì tác dụng mới xuất hiện và kéo dài vài giờ. Do đó Parrot cho rằng vitamin P cản trở sự phá huỷ của adrenalin trong cơ thể vì thế sức chịu đựng của mao mạch được tăng cường.

Theo Hoàng Chiêu đức (Trung Nam y học tạp chí 1952):

  • Nước sắc hoa hoè đã lọc bỏ rutin đi rồi vẫn làm giảm huyết áp của chó đã gây mê
  • Có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập của ếch
  • Có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột

Một tác giả khác (Trung Quốc 1952):

Có nghiên cứu trên tử cung có thai và không có thai đều thấy có tác dụng kích thích và đối với chó gây mê có tác dụng lợi tiểu tạm thời.

5. Vị thuốc hoa hòe

5. Vị thuốc hoa hòe 1

Hình ảnh vị thuốc hoa hòe

Tính vị: Vị đắng, tính bình, không độc

Quy kinh: Vào kinh Can, Đại trường

Tác dụng:

  • Lương (làm mát) Đại trường nhiệt (Y Học Khải Nguyên).
  • Lương đại trường, sát cam trùng (Bản Thảo Chính).
  • Lương huyết, chỉ huyết, thanh lợi thấp nhiệt (Trung Dược Học).

Chủ trị:

  • Trị năm loại trĩ, tâm thống, măt đỏ, trừ giun sán và nhiệt trong bụng, trị phong ngoài da, trường phong hạ huyết, xích bạch lỵ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
  • Sao thơm, ăn được nhiều trị mất tiếng, họng đau, thổ huyết, chảy máu cam, băng trung lậu hạ (Bản Thảo CươngMục).
  • Trị tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu mũi (Bản Thảo Cầu Chân).
  • Trị tiểu đường và võng mạc mắt viêm (Đông Kinh Dược Vật Chí).

6. Liều dùng:

  • 8-20g/ngày.

Bài thuốc có vị hoa hòe

Trị chảy máu không cầm: Hòe hoa, Ô tặc cốt, lượng bằng nhau, để nửa sống nửa sao, tán bột thổi vào (Phổ Tế Phương).

Trị ho ra máu, khạc ra máu: Hòe hoa sao, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước gạo nếp, cúi ngửa một lát thì đỡ (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).

Trị tiểu ra máu: Hòe hoa sao, Uất kim (nướng), mỗi thứ 1 lượng tán bột lần 8g với nước sắc Đậu xị (Bí Tàng Phương).

Trị đại tiện ra máu: Hòe hoa, Kinh giới tuệ, các vị bằng nhau tán bột, uống lần 4g với rượu (Kinh nghiệm phương), hoặc dùng Trắc bá diệp 3 chỉ, Hòe hoa 6 chỉ sắc uống hàng ngày (Tập giản phương).

Trị sốt cao đột ngột tiểu ra máu:
Ruột heo sống 1 cái rửa sạch phơi khô, lấy Hòe hoa sao tán bột bỏ đầy vào trong ruột heo, lấy giấm gạo ngâm trong hũ sành nấu chín, làm viên bằng hạt đạn lớn phơi nắng, mỗi lần uống 1 viên lúc đói với rượu ngâm Đương quy (Vĩnh Loại Kiềm Phương).

Trị lỵ ra máu, trĩ ra máu: Hòe hoa sao, tán bột, mỗi lần uống 12g với rượu, ngày uống 3 lần hoặc dùng vỏ trắng của cây Hòe hoa sắc uống (Phổ tế phương).

Trị Rong kinh không cầm: Hòe hoa sao tồn tính, mỗi lần uống 8~12g với rượu nóng trước khi ăn (Thánh Huệ Phương).

Trị độc nhọt lở sưng tấy, tất cả các loại ung nhọt phát bối, chẳng kể là có mủ hay chưa, nhưng có tấy sưng nóng đau: Hòe hoa sao qua, Hạch đào nhân đều 80g, Dấm 1 chén sắc uống. Nếu chưa đỡ thì uống 2 -3 lần, đã vỡ mủ thì uống 1 -2 lần thấy hiệu quả (Y Phương Trích Yếu Phương).

Trị huyết áp cao:
Hòe hoa, Hy thiêm thảo, mỗi thứ 20 ~ 40g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo

Kiêng kỵ:

  • Không có thực hỏa, thực nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt (Trung Dược Học).
  • Bệnh do hư hàn, không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU VÂN HỒ

  • Địa chỉ : Bản Chiềng Đi 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
  • Hotline : 097 234 6262
  • Email : info@duoclieuvanho.vn
  • Website : www.duoclieuvanho.vn
Liên hệ với chúng tôi