Ô đầu là dược liệu quý có hoạt tính mạnh thường dùng điều trị đau nhức, mỏi chân tay, các trường hợp nguy cấp… Ngoài tác dụng điều trị bệnh, ô đầu còn có độc tính mạnh có thể gây độc tính nếu sử dụng liều không phù hợp.
Ô Đầu Việt NamTên tiếng việt: Ô Đầu Việt Nam, Củ gấu tàu, Củ ấu tàu, Thảo ô, xuyên ô, co u tàu (Thái), ú tàu (Tày) Tên khoa học: Aconitum carmichaeli Debx Tên đồng nghĩa: Aconitum kusnezoffii Reichb var bodinieri Fin. et Gagnep. Họ: Ranunculaceae (Mao lương) Công dụng: Tại những vùng có cây này mọc hoang, nhân dân thường hái thái mỏng ngâm rượu, dùng xoa bóp những nơi nhức mỏi, sai khớp, dập gẫy chân tay. Ta có thể chế ô đầu của ta để thay âu ô đầu. |
Hình ảnh cây ô đầu
Mô tả cây
- Cây thảo, cao 0,6-1m. Rễ củ mập, hình con quay, rễ cái to mang nhiều rễ nhỏ (nên có tên phụ tử), mặt ngoài nhẵn, màu đen. Thân đứng, hình trụ, ít phân nhánh.
- Lá mọc so le, có gân hình chân vịt; lá của cây con hình tim tròn, có răng cưa to, lá già xẻ 3-5 thùy to không đều, mép khía răng nhọn, hai mặt có lông ngắn, mặt trên lục bóng, mặt dưới nhạt.
- Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm; hoa to, màu xanh lam mọc sít nhau; bao hoa gồm 5 lá đài, lá đài trên thẳng và cong hình mũ chụp kín tràng hoa đã tiêu giảm; nhị nhiều; bầu có 3 ô chứa nhiều lá noãn.
- Quả gồm 5 đại mỏng; nhiều hạt, trên mặt có nhiều vảy nhỏ.
- Mùa hoa quả: tháng 10-11.
Phân bố, thu háí và chế biến
Cây mọc hoang ở các vùng núi cao biên giới nước ta: Lào Cai (Sapa), Hà Giang, Khu Tây Bắc (Nghĩa Lộ). Thường thấy tại các savan cỏ.
Rễ củ hái vào các tháng 7-10 trước khi cây ra hoa, là lúc củ có kích thước to nhất. Trước đây khi hái thường cứ để nguyên một mẩu thân dài chừng 15cm, để dễ bó lại thành từng bó 20 củ một, phơi khô. Riêng tại Nghĩa Lộ, một năm ta có thể thu mua tới vài tấn ô đầu khô.
Thời Pháp những củ này được xuất sang Trung Quốc để rồi lại nhập sang ta với tên ô đầu hay thảo ô đầu. Do cách chế biến, chúng ta thấy nên xếp vào loại ô đầu.
Thành phần hóa học
- Ô đầu của ta chứa chừng 5 phần nghìn ancaloid toàn phần, tan trong nước.
- Củ con chứa nhiều ancaloid hơn. Khi xác định liều tối đa gây độc, người ta thấy những ancaloit đó có độ độc của aconitin. Khi bị phá hủy các ancaloid đó sẽ cho các chất ít độc hơn.
- Có tác giả sau khi nghiên cứu, đã đề nghị dùng ô đầu Việt Nam thay ô đầu của châu Âu
Tính vị, công năng
Ô đầu và phụ tử đều có vị cay, ngọt, tính nhiệt; có độc mạnh.
- Ô đầu có tác dụng khu phong, táo thấp, khư hàn.
- Phụ tử có tác dụng hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa, trục phong hàn thấp tà.
Công dụng
Trong y học hiện đại, ô đầu được dùng làm thuốc chữa ho, sưng đau dưới dạng cồn thuốc 1:10. Lưu ý thuốc độc bảng A, khi dùng phải hết sức thận trọng
Trong y học cổ truyền ô đầu được các vị lương y thống nhất và coi là vị thuốc rất độc, còn phụ tử có người cho là độc, người khác lại không độc vì có thể dùng hàng gam đến 40-50g. Khi dùng diêm phụ tử có người chỉ rửa hết muối, thái mỏng phối hợp với các vị thuốc khác , đặc biệt với cam thảo và gừng sống, sắc kỹ gạn lấy nước rồi uống. Tuy nhiên nhiều người cho dám dùng diêm phụ tử sau khi đã nấu nhiều lần với đậu đen. Do độc lớn nên trong y học cổ truyền, ô đầu chỉ được dùng để xoa bóp chân tay nhức mỏi, đau thuốc dưới dạng rượu ngâm.
Ở miền núi cao, một số người đã dùng ô đầu làm thuốc dưới nhiều hình thức như nấu cháo, ngâm rượu uống và xoa bóp.
Để đảm bảo an toàn, khi dùng ô đầu phụ tử phải hết sức thận trọng, chỉ dùng những chế phẩm đã được bào chế kỹ, phối hợp với các vị thuốc khác để giảm độc.
Bài thuốc có ô đầu, phụ tử
- Chữa đau xương, sai khớp: Ô đầu, nghệ rừng, nhân hạt gấc, mật gấu, mật trăn, huyết linh. Tất cả ngâm rượu. Dùng xoa bóp ngày 2 lần, không được uống.
- Chữa trúng hàn, hôn mê, ngộ lạnh nôn tháo: Phụ tử sống (sinh phụ tử) và gừng lùi chín, mỗi vị 20g. Sắc uống nhiều lần.